Đã một năm rưỡi nay, một trong những đề tài tôi định viết là Paris By Night. Nhưng cứ do dự mãi. Tôi đã để thì giờ suy nghĩ mỗi khi đi dạo buổi chiều trong ánh nắng xiên khoai trên đại lộ Chapman. Từ Chapman quẹo tay phải sẽ là đại lộ “Élysée” của Garden Grove với những hàng cây cọ cao vút, với khách du lịch nườm nượp từ nhiều nơi tới. Ban đêm ánh đèn điện từ các cây cọ tỏa sáng như sao sa.
Và từ nơi đó, tôi nghĩ về người Việt mình, nghĩ về thế hệ mình, về thế hệ tương lai con cháu mình. Câu hỏi thường ám ảnh tôi là thế hệ tôi sẽ để lại gì cho thế hệ mai sau? Và ai có thể tác động trên thế hệ ấy?
Tôi không dễ tin tưởng rằng những bài viết của mình sẽ để lại cho thế hệ kế tiếp.
Bản thân tôi viết cũng nhiều, nhưng hai cậu con trai không hề quan tâm đến việc bố làm, nói chi đến đọc.
Người trẻ đã vậy còn người lớn tuổi thì sao?
Văn hóa người Việt hải ngoại không thiếu chi cả. Báo chí đủ loại, có thừa đến không ai thèm đọc? Mỗi chiều chủ nhật, tôi thường đến chỗ bạn bè tụp họp, ăn nhậu. Mỗi tháng có tờ báo địa phương đều có bài của tôi viết. Tờ báo bán 4 đồng, nhưng hầu như chẳng ai thèm mua. Chúng tôi viết dở hay đầu óc thiên hạ cùn?
Ra sách thì như đi ăn xin.
Rồi hệ thống truyền thanh, truyền hình, hệ thống báo chợ? Cạnh đó là Paris By Night?
Nếu cứ lấy bản thân mình ra mà mổ xẻ thì hình như tôi không đọc báo, không đọc sách truyện, nhất là không đọc thơ. Cùng lắm, tôi đọc các hồi ký có tên tuổi và sách khảo luận. Thì giờ còn lại đọc tài liệu, cơ man nào mà kể cho xiết.
Thế còn Paris By Night thì sao? Tôi chưa hề mua một cuốn nào dù là băng gốc hay băng lậu. Tôi cũng có được một số mỗi lần gặp ông Tô Văn Lai. Xem cũng thích, có thì xem, nhưng bảo mua thì không.
Đến hai đứa con trai tôi thì đứa lớn không xem. Nhưng con dâu tôi chắc kế thừa truyền thống gia đình, lúc còn con gái. Nó xem đủ không thiếu. Nó cũng bàn tán “Mao Tôn Cương” bán cho người này, người kia. Và chắc hẳn hai cháu nội của tôi cũng xem, mặc dầu tuổi các cháu còn nhỏ.
Cậu con trai thứ hai, khác anh nó, thích Paris By Night, thích các ca sĩ trẻ như Như Quỳnh chẳng hạn. Cái thích của nó đến lạ. Nó thích cái bài Đừng nghe những gì con gái nói. Không biết bài này có trong Paris By Night hay không?
Nhưng điều chắc chắn là nó chẳng cần biết Nguyễn Ngọc Ngạn hay Kỳ Duyên nói gì, một phần vì nó không hiểu, một phần nó chỉ để ý đến ca sĩ hát . Có lẽ nó phải “chịu đựng những giây phút trống rỗng” vì Nguyễn Ngọc Ngạn và Kỳ Duyên nói lăng ba vi bộ.
Và điều chắc chắn giới trẻ không quan tâm đến góc cạnh chính trị.
Nhưng khi đặt bút viết bài này, hơn ai hết, tôi nhận thức được rằng viết về chính trị trong cộng đồng người Việt hải ngoại đôi lúc là những cấm kỵ bất thành văn gay gắt hơn cả viết về những vấn đề liên quan đến tôn giáo. Nó có những cấm kỵ trở thành biểu tượng, một thứ taboo không ai được đụng tới. Và nó dễ đưa chúng ta vào tình thế của sự cực đoan và đối đầu.
Vì thế, viết về Paris By Night, một đối tượng cho sự phê phán và khen chê, phải chăng cũng tự mình bước trên những bãi mìn không định hướng?
Nhưng không thể không nói, không thể không viết. Không viết bây giờ thì bao giờ viết? Dầu gì thì chúng ta đều phải nhìn nhận một cách khách quan là PBN đã xâm nhập vào hằng vài trăm ngàn gia đình người Việt hải ngoại và hàng triệu gia đình bên Việt Nam.
Trước hết đó là một sinh hoạt văn hóa giải trí cho mọi gia đình. Nó còn là nguồn cội tìm về bản sắc dân tộc, con người Việt Nam. Như trong cuốn 99 PBN muốn xiển đương tính chất: Tôi là người Việt Nam, PBN đi tìm về cái “căn cước” người Việt, tự hào về người Việt.
[image][/image]
Trong cái tinh thần ấy mà tôi viết bài này.
Những bước khởi đầu của Paris By Night
Paris By Night chỉ là bước đầu khởi điểm cho một giai đoạn làm nghệ thuật trình diễn kéo dài 27 năm với 99 cuốn băng DVD Thúy Nga Paris By Night.
Ông Tô Văn Lai vốn là một giáo sư triết mà cái nghề ấy xem ra “trái cựa” với cái vai trò ông đang làm hiện nay, ông bầu của Paris By Night. Điều gì đã biến ông giáo sư Triết trên bục giảng một ngày nào đó trở thành một ông bầu trình diễn nghệ thuật có tầm cỡ như hiện nay?
Tôi nghĩ đến cơ hội cộng với tài năng và tham vọng cá nhân của ông. Không có tham vọng đôi khi chẳng làm nên chuyện gì đáng giá dù tài năng không thiếu.
Có nhiều người chỉ trích ông chỉ là một kẻ sang bán băng lậu được gọi là “cassette” trước 1975.
Sự chỉ trích ấy không hẳn là sai, nhưng cần phải đặt vào thời điểm của nó thì mới công bằng. Tôi lại nghĩ rằng cái quá khứ tầm thường buôn bán lẻ sống qua ngày ấy phải là điều hãnh diện riêng cho cá nhân ông Tô Văn Lai hơn là điều bị đem ra bôi nhọ. Có một sự khác biệt hoàn cảnh và môi trường cũng như thời gian của Sài Gòn của những năm trước 1975 và Little Sài Gòn hiện nay.
Bán băng cassette xưa và sang băng lậu hiện nay là hai chuyện khác nhau về mọi mặt.
Trong một vài bữa ăn tụ họp, ông Tô Văn Lai có nói về những kỷ niệm của những năm tháng ấy với sự ngầm chứa sự hãnh diện và cơ may đến với ông.
Sau 1975, ông “tan tác” như mọi người. Vô nghề nghiệp một cách bất đắc dĩ vì môn Triết bị loại sổ ra khỏi ngành giáo dục. Ông là một thứ người tiêu biểu cho xã hội “bên lề”, lang thang ngoài chợ Trời buôn bán băng nhạc. Nhất là loại nhạc ngụy.
Ở cái thời đó, cái gì ngụy là cái bị cấm đoán, nhưng thường lại là cái có giá nhất. Sản phẩm “Ngụy” càng bị trù dập càng có giá, phải đi tìm mới có.
Điều này nó khẳng định rằng văn hóa ngụy là sản phẩm tinh thần, là cái hồn, là tinh hoa của miền Nam. Vì thế trách nhau làm gì những chuyện buôn đi bán lại sách cũ miền Nam, băng nhạc miền Nam. Chuyện của thời thể đun đẩy bất đắc dĩ mà làm, mà sống qua ngày.
Và đã có lần tôi viết chính những ông thày giáo “mất dạy” sau 1975 là những người giữ cho “cái hồn và văn học miền Nam tồn tại và sống mãi.” Họ trở thành những lái buôn sách, biết sách nào hay, sách nào là sách quý, biết ai là kẻ sành điệu, yêu sách, quý sách, biết giữ sách nào?
Tôi không là lái buôn sách, nhưng cũng biết mua những sách được coi là quý trước 1975. Chẳng hạn tôi đã tìm mua được cuốn Quốc Triều Hương khoa lục của cụ Cao Xuân Dục nhờ đó tôi viết bài Một góc nhìn mới về thi cử ở nước ta. Dĩ nhiên, muốn viết được bài này, tôi không thể thiếu bộ Lịch triều hiến chương loại chí của cụ Phan Huy Chú, đặc biệt phần Khoa mục chí.
Tôi có thể nói như thế này, người nào tự nhận là “rành” văn hóa Việt Nam mà chưa đọc bộ sách quý này thì hãy khoan nói gì đã.
Sách Lịch triều hiến chương loại chí đã được xuất bản lại nên giá rẻ. Mua ba bộ LTHCLC gồm nhiều tập chưa bằng giá mua một cuốn QTHKL của Cao Xuân Dục.
Chỉ có mình Tô Văn Lai thay vì là “lái buôn” sách, ông trở thành người lái buôn băng nhạc.
Hãy hãnh diện về điều này đi.
Ông chỉ có cái “hơn” các đồng nghiệp khác là vốn xuất thân trường Pháp. Vốn trí thức xem ra có vẻ vô dụng thời buổi ấy lúc gặp thời nó trở thành cơ hội may giúp ông thoát thân.
Trong cái đám người đi thăm thú chợ Trời ấy, ông may mắn gặp một nhân viên cao cấp tòa đại sứ Pháp, hình như một lãnh sự thì phải, tôi quên mất tên. Hai người xem ra ở hai thế giới khác nhau, chỉ có một điểm chung là họ có thể xì xồ tiếng Tây như Tây thứ thiệt một cách thoải mái. Từ chỗ đồng cảm ấy, họ trở thành bạn và cái ông Tây ấy trước khi cuốn gói bị trục xuất về nước đã giúp ông Tô Văn Lai một điều mà không ai khác có thể làm được. Ông nhận mang về Pháp những thùng băng gốc “thứ thiệt" thứ đồ “quốc cấm” còn sót lại của Sài Gòn 20 năm miền Nam trên thông hành ngoại giao chính thức của tòa Đại sứ Pháp.
Những thùng băng nhạc ấy có tên Phạm Duy, Từ Công Phụng (ông đang yếu nặng), Trịnh Công Sơn. Có những tên tuổi quen thuộc, nổi tiếng một thời như Khánh Ly, không thiếu được Thái Thanh... rồi hằng trăm tên tuổi khác đã ngang nhiên qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất trực chỉ Paris.
Ông Tô Văn Lai sang được Pháp đã dùng mấy cái thùng băng nhạc gốc ấy làm kế sinh nhai phụ thêm vào nghề bán xăng dầu. Một cửa tiệm bán băng nhạc ở quận 13 Paris ra đời giúp ông làm kế sinh nhai.
Không có ông, băng gốc làm sao ra Hải ngoại bằng con đường ngoại giao?
Và dù ông làm cái nghề gì đi nữa. Canh cánh bên lòng vẫn là giấc mơ phổ biến nghệ thuật. Và dù có cơ may đi nữa nó vẫn còn do cái tham vọng, cái máu muốn phát huy nghệ thuật vốn có sẵn trong máu của ông. Ông liên lạc được với những nhà đạo diễn phim ảnh Pháp giúp ông trong bước đầu. Đặc biệt Jean Pierre Barrie, tổng giám đốc đài truyền hình Pháp Euromedia. Ông biết gì về phim ảnh, về dàn dựng phông, về diễn xuất, về phim trường, về kỹ thuật âm thanh, ánh sáng?
Và thế là ông bắt đầu bằng những băng nhạc cải lương thu hình tại Pháp. Băng Thúy Nga thực sự bắt đầu từ năm 1983 với những chủ đề như: Giã biệt Sài Gòn, Giọt nước mắt cho Việt Nam, nhất là cuốn băng, Nước Non nghìn dặm ra đi.
Phải nhìn nhận những cuốn băng này còn mang nặng dấu ấn chính trị. Nó phản ánh cái tâm trạng người việt Hải ngoại vừa mới rời xa Sài Gòn mà niềm nhớ chưa quên... Nhưng rồi với thời gian, nó phải thay đổi chứ.
Gam độ chính trị bớt dần, thông thoáng hơn, nhẹ nhàng hơn.
Sự cân bằng giữa nghệ thuật, chính trị và nhu cầu thương mại là điều có thật, không thể tránh được. Có cái mẫu thức nào bắt một người làm thương mại phải làm chính trị theo ý mình, theo sát góc độ nhìn của chính mình? Trong làng báo, quy luật ấy nào có khác chi? Ở những giai đoạn đầu của thập niên 1975, có thể gọi đó là thời kỳ văn học của người di tản buồn.
Tất cả những người cầm bút đều viết viết với tư cách người di tản. Nhân danh người di tản mà viết. Phần người đọc cũng đọc với tư cách người di tản mà mẫu số chung của cả người viết và người đọc là một hoài niệm về quá khứ.
Mà điển hình là các tờ Lửa Việt, Người Việt Tự Do, tờ Bút Lửa, tờ Hoài Hương, tờ Hồn Việt Nam, tờ Thức Tỉnh, tờ Nhân Văn, tờ Quan Điểm, v.v…
Ở giai đoạn ấy, nhiều tờ báo còn chưa có tờ bìa mà người ta gọi đùa là báo ở truồng. Xin lỗi, báo ở trần. Cái thời ấy, một lúc nào sẽ phải bị vượt qua, phải thay đổi theo cái tâm trạng con người, theo cái nhịp của cuộc sống, theo sự ổn định và theo cái sự ăn nên làm ra.
Chán ra rồi sau đó mới có Văn Học, Hợp Lưu, mới có Văn và Thế kỷ 21...
Những tập san đó phản ánh cái hiện thực xã hôi, trào lưu tư tưởng bước tiến của tâm tư con người. Và nó thể hiện đúng cái câu: không bao giờ chúng ta trung thành hơn chính lúc chúng ta thay đổi.
Thay đổi là bước tiến của con người và bước tiến của xã hôi và cao rộng hơn bước tiến của nhân loại. Những điều ta suy nghĩ hôm nay, những niềm xác tín ta ấp ủ sẽ trở thành lực cản trong tương lai!! Hãy tin tôi đi.
Làng báo đã thay đổi. Những tiếng than nhức nhối trong thơ Lê Tất Điều đến lúc ngưng lại. PBN cũng đã thay đổi. Cái nguyên do sâu xa chia cách là một số đông các khán thính giả thế hệ X1 vẫn thế. Họ vẫn là họ. Và càng lớn tuổi, họ càng là họ hơn bao giờ hết.
Phần đông vẫn giữ cái tâm trạng người di tản buồn với tất cả những thành tố làm nên nó. Trong khi PBN do sự cọ sát với thực tế và do sự bắt mạch được nhu cầu độc giả thế hệ X2, họ nới bỏ dần các ca sĩ, nhạc sĩ hạng A như Khánh Ly, Thái Thanh, Pham Duy để xen kẽ những ca sĩ, nhạc sĩ hạng B, hạng bình dân.
Nhận xét ở trên khá quan trọng. Nó có thể cắt nghĩa được nhiều chuyện. Và là nguyên do những xung khắc, những tranh cãi lớn nhỏ trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Thành phần chống đối PBN có thể phần đông là người của thế hệ X1 còn đóng kín, cảm thấy PBN đã “phản bội”, đã “trở cờ”, không còn như trước nữa.
Cái “không còn như trước nữa”, căn cứ vào mộ số sự kiện có cơ sở bị khoác những mầu sắc chính trị rất bất lợi cho Paris By Night.
Cái thiệt hại tinh thần này thật khó mà hòa giải cũng như cứu gỡ được.
Rượu gọi rượu, cái rủi tiếp nối cái rủi khác. Cái xui tiếp cho ông Tô Văn Lai là lúc ấy các phim bộ Hồng Kông, Đại Hàn tràn ngập thị trường đã giết chết cải lương ngay tại hải ngoại này.
Việc nó giết trước tiên là Tô Văn Lai. Út Trà Ôn hay Thành Được hay gì gì đi nữa làm sao so bì được với Bao Công xử án?
Cái xui tận mạng ấy đã giúp ông Tô Văn Lai làm một bước nhảy vô cùng quan trọng liên quan đến sự nghiệp của ông sau này là phải từ bỏ đất Pháp, bỏ cái “Paris By Night ánh sáng” huyền thoại để sang Mỹ lập nghiệp.
Giấc mộng lớn, giấc mộng con có cơ thành tựu.
Talk Show do sự khuyến cáo của Jean Pierre Barrie có cơ hội hiện thực ... Mới đầu thành phần các MC như một cuộc tuyển lựa với những Jo Marcel, Trần Văn Trạch, Việt Thảo, La Thoại Tân, Ngọc Phu, Kim Anh, Trần Quốc Bảo, Hương Lan và tiếp nối với Khánh Ly, Đỗ Văn, Lê Văn, v.v...
Tuyền những khuôn mặt quen thuộc trong giới làm văn nghệ. Họ khởi sắc trong lãnh vực của họ. Nhưng MC là bộ môn mới mẻ mà đến một Trần Văn Trạch cũng không xong thì đến lạ. Chọc cười thiên hạ thường độc diễn một mình với bài ca nổi tiếng một thời, “…Sổ số mau lên, sổ số gần đến”, vào mỗi chiều thứ ba. Ngoại trừ Trần Văn Trạch. Không ai hát được như thế, nhất là lúc ông ngân, Sổ số gần đến... kéo dài, kéo dài,... Chịu hết nổi. Nổi da gà.
Họ đến một lần như “thử lửa” rồi đi luôn không quay trở lại.
Tất cả đều rút lui, nhường bước cho một Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Mà hai người này thì biết gì hơn những người vừa kể? Tôi tìm ra lời giải đáp. Họ là sản phẩm của một produit chimique sủi bọt kể từ Paris By Night số 17, 1992.
Điều gì làm cho cái cặp này thành công và tồn tại từ đó đến nay? Nếu không phải là sự khác biệt, sự trái cựa và dị biệt về con người, về tính nết, tuổi tác thế hệ, về có vẻ chịu chơi và cù lần, về bề ngoài thể chất, sự nghiêm chỉnh và không nghiêm chỉnh. Nhất là sự vô duyên và quê quê, sự trẻ tuổi và sự lụ khụ, cù lần.
Tất cả các thành tố dị biệt đó cộng lại, pha trộn đối đầu thành cái buồn cười như sự pha trộn hai chất hữu cơ sinh ra sủi bọt…
Đến nỗi thay thế một người khác vào là hỏng.
Với hai người này, ít lắm họ đã nâng vai trò MC lên một bực. Nó không phải là câu chuyện “trám chỗ” nữa.
Phần ông Tô Văn Lai, ông cho biết yếu tố quyết định thành công của Paris By Night là yếu tố kỹ thuật. PBN đã không ngại tốn kém tận dụng những kỹ thuật tân tiến của nền điện ảnh Hoa Kỳ. Xử dụng những vũ công chuyên nghiệp, đạo diễn sân khấu tài ba, âm thanh, ánh sáng hiện đại.
Ông đã tiết lộ cho biết rất nhiều về những tốn kém cho mỗi cuốn băng, về những chi phí dám làm, về những chi tiết kỹ thuật, nhưng chung cuộc là cách ông dám bỏ tiền ra, nhiều khi chỉ trong vài phút, tốn kém cả vài chục ngàn.
Có thể nói ông Tô Văn Lai bằng một định nghĩa cụ thể: người dám bỏ tiền cho một cái đầu óc sáng tạo không thiếu.
Nói thì dễ. Chỉ như một cái chớp mắt. Nhưng giả dụ đặt tình huống của ông A, ông X vào chỗ của ông Tô Văn Lai, ông A, ông X có dám làm như vậy không?
Nếu chỉ nói về một cái tên thì bắt buộc người ta phải nghĩ Paris By Night là một cái Show, một cái phòng trà, một nơi giải trí trong đó nội dung hay chủ đề đều được diễn ra tại Paris hằng đêm với âm nhạc, ánh sáng với các biểu diễn về ca múa như biểu tượng của “kinh đô ánh sáng”.
Nhưng thật ra, 99 cuốn băng hay đĩa DVD của Trung Tâm Thúy Nga do ông Tô Văn Lai, người chủ của các chương trình ấy đã có mấy cuốn dành cho Paris về đêm? Thế cho nên cái tên ấy chỉ giúp gợi nhớ một thời kỷ niệm về gốc gác của chủ nhân bắt đầu sự nghiệp khiêm tốn như một tiểu thương đầy tham vọng từ những năm đầu ở tại thành phố Paris.
Bước chân đầu đời khởi công xây dựng một sự nghiệp ấy hầu hết những người Việt thành công đều đã trải qua. Nay cái tên ấy đã có một nhân cách, một tên tuổi, một địa vị.
Và nhất là một chỗ đứng trong lòng người Việt Hải ngoại.
Có một gia đình nào chưa một lần xem Paris By Night không? Có bao nhiêu triệu người trong nước đã xem Paris By Night và đã có ai tìm hiểu xem, nó ảnh hưởng trên cách nhìn, cách thưởng ngoạn và nhất là một điều quan trọng là thái độ chính trị của họ đối với chính quyền đương đại ra sao?
Nó là thứ tuyên truyền mà như thể không tuyên truyền. Chẳng hạn trong cuốn DVD 99 nói về sự thành công của người Việt hải ngoại đương nhiên tác động đến người trong nước không nhỏ và làm cho cha mẹ trong nước có dịp so sánh số phận con em họ với số phận con em của những người gia đình ở nước ngoài.
Lúc ấy người Việt hải ngoại sẽ là mẫu mực, là tiêu chuẩn, là giấc mơ của người trong nước mong muốn cho con cái mình cũng được như vậy.
Phải nói đến một giấc mơ hải ngoại. Phải chăng đó là điều đáng nói nhất?
Mơ học thành tài, mơ giàu có và mơ đủ thứ.
Mơ được như người Việt hải ngoại.
[image][/image]
PBN đã đưa người đọc trong nước vào những giấc mơ kể như thần thoại ấy thay vì mơ Thiên đường XHCN. Và trẻ con đêm nằm ngủ sẽ không còn dại dột mơ gặp Bác Hồ nữa.
Đề cao những thành tựu của người hải ngoại là gián tiếp miệt thị chế độ ấy.
Không cần chống cộng trực tiếp mà kể như chống cộng sản hữu hiệu và được sự tán đồng của mọi người. Chúng ta còn đòi hỏi điều gì hơn thế nữa?
Sức mạnh truyền thông trong trường hợp này là Incontestable.
Và vì thế, tôi viết bài này chẳng phải chỉ vì cái “sản phẩm hóa học “ trái cựa cù lần và vô duyên giữa Kỳ Duyên và Nguyễn Ngọc Ngạn tạo ra một chất hữu cơ có thể sủi bọt làm cho thiên hạ cười được.
Nghĩ đến PBN, cần một suy nghĩ đảo ngược, nghĩ đến vai trò quan trọng của nó đối với người trong nước nhiều hơn hải ngoại. Khi làm PBN, họ chỉ nghĩ trước tiên đến đám khán thính giả ngoài nước và phản ứng của họ.
Điều đó rất đúng, vì người Việt hải ngoại nuôi sống Paris By Night.
Nhưng cũng cần nghĩ tới con số 80 triệu người và nghĩ tới phản ứng cũng như nhu cầu của 80 triệu người ấy - Và có thể tạm quên nghĩ đến lợi nhuận.
Biết rằng người trong nước không đủ tiền để bỏ ra 20 đồng, 25 đồng cho một cuốn băng Paris By Night. Việc xem băng lậu trong nước là điều thực tế phải chấp nhận.
Với tư cách người cầm bút, tôi luôn luôn sung sướng và tự hào khi có nhiều người trong nước nay có phương tiện đọc bài mình, đọc Web mình đang cộng tác. Chúng tôi thường thăm dò số độc giả trong nước từ 10% lên đến 20%, chúng tôi hãnh diện.
Sở dĩ chúng tôi có quyền mong muốn như thế vì có sự phân biệt rõ ràng hai đối tượng trong nước. Đối tượng là chính quyền cộng sản mà chúng tôi đả phá và phê phán và đốt tượng người dân mà chúng tôi muốn bày tỏ và thuyết phục họ.
Có nghĩa là người cầm bút coi người dân chỉ là nạn nhân của chế độ đương quyền mà thôi.
Không có một thăm dò chính thức, nhưng những băng Paris By Night đã ảnh hưởng ở mức độ vượt xa những cơ quan tuyên truyền của nhà nước?
Chúng ta cần suy nghĩ rất kỹ về điều này và đừng chỉ đứng ở góc độ người Việt HảI Ngoại với cái tâm thức và khung định kiến sẵn để đòi hỏi theo đúng tiêu chí của mình.
Chẳng hạn, có nhiều dư luận phản ánh một cách chắc nịch rằng Paris By Night đã bị trong nước “mua rồi”. Chỉ không ai tự hỏi xem nó mua để làm gì chứ? Mua để rôi tiếp tục phải nghe nhức đầu nhức tai những chủ đề: Chúng ta đi mang theo quê hương hay Giọt nước mắt cho Việt Nam.
Theo tôi, nếu quả thực họ muốn mua đi nữa, thì mục đích mua là để dẹp tiệm Thúy Nga, dẹp một cơ quan tuyên truyền bất lợi cho họ.
Thực tế, ai nuôi mình thì mình phục vụ người ấy. PBN không thể phản bội lại cộng đồng người Việt hải ngoại.
Tôi tin chắc như thế. Khi được tin vé bán chạy cho cuốn PBN 100, ông Tô Văn Lai tin rằng khán thính giả không bỏ mình. Ông nói với một sự xúc động khác thường.
Và nếu quả thực diễn tiến xảy ra đúng như trên thì những phê phán Thúy Nga hiện nay cần suy xét lại.
Phải nói chung chung là xem Paris By Night là để sống lại với rất nhiều kỷ niệm của một số người. Kỷ niệm về một bài hát thân thương, về một tên tuổi, về một nhà văn, về một nhà thơ, về một nhạc sĩ Về môt câu ca dao, một câu hò, một cảnh trí sinh hoạt đồng quê, nhất là cảnh quân đội Việt Nam cộng hòa, các cuộc hành quân hào hùng, những cảnh thương đau máu lửa, tiếng nhạc oai hùng, hinh ảnh người phụ nữ nhất là các bà mẹ quê, rồi cảnh sinh hoạt làm ăn, ngày lễ hội, cảnh sông nước miền Nam thân yêu.
Có khi chỉ cần một chi tiết rất nhỏ đủ làm cho lòng người rung động.
Kỷ niệm là cái gì đắt giá trong những cuốn băng này.
Người đi nghe PBN đồng thời là đi mua lại kỷ niệm, đi tìm lại bản thân mình, cuộc sống của mình.
Có rất nhiều cận cảnh cho thấy những giọt nước mắt của khán thính giả. Cười cũng có mà khóc cũng không thiếu.
Mỗi một cuốn băng là muôn vàn kỷ niệm quay về và cảm thông và xúc động khi nhìn lại những khung cảnh ấy.
Tôi cảm thấy không tiện để mang ra đây như kể công về những công việc có tính vừa chuyên môn, vừa nghệ thuật, vừa có tham vọng đạt tính kỹ thuật cao, vừa mong trội vượt, vừa thương mại ấy của Paris By Night.
Lắm lúc tôi có cảm tưởng những điều người khác không làm được, PBN dám làm trở thành nỗi đắng cay và thù hận cho chính họ?
Chẳng hạn cái công sưu tầm tài liệu vô số kể không đếm được trong mỗi phút của một bài hát, ở trong từng bài hát một, trong mỗi chủ đề kể đến hằng trăm tài liệu bằng hình ảnh là quý giá lắm.
Chỉ một bài hát đã có liên tiếp nhiều hình ảnh sưu tập hỗ trợ. Có khi lướt qua trong tích tắc, trong vài giây.
Phải là những người có lòng với nghệ thuật, mới bỏ công sức ra sưu tầm tài liệu như vậy.
Chẳng hạn, bản thân tôi đã viết về cái chết của Trung tá cảnh sát Long đã đứng trước tượng Thủy Quân lục chiến, trước tòa nhà Quốc Hội rồi rút súng tự Sát. Ông đã nằm chết ngay dưới chân pho tượng những ngày đầu giải phóng.
Và trong bài viết của tôi Đi tìm Thời gian đã mất. Tôi đã viết như thế này:
“Đó là cái chết bằng ngàn lời ca, bằng vạn tiếng nói.
Và kẻ chết cuối cùng vẫn là kẻ có lý. Và tự sát bao giờ cũng vẫn được hiểu là một sự hy sinh cuối cùng (ultimate sacrifice) đáng được tôn trọng.
Không có cái chết vô ích mà chỉ có cái sống vô ích.”
Nhưng làm sao tôi có được hình ảnh sống động của Trung tá Long nằm trong tư thế chuẩn bị của một người ra đi với chiếc mũ két cảnh sát để trước ngực, hai chân duỗi thẳng nghiêm chỉnh?
Hay là đã có lần tôi viết về cái tên đang ngồi xử án người thanh niên Trần Văn Bá cũng là cái tên bị quy án tử hình thời đệ nhất công hòa và được các tướng lãnh sau 1963 thả ra để rồi sau này y ngồi xử án Trần Văn Bá. Cái phiên tòa xử án người quốc gia anh hùng và trớ trêu ấy được Paris By Night trình chiếu lại và đã có bao nhiêu khán giả thấy hết được giá trị một vài phút phim lịch sử quý giá ấy?
Những hình ảnh ấy mới giá trị bằng ngàn lời ca, bằng vạn tiếng nói.
Có quá nhiều điều để nói. Có quá nhiều điều để phê phán theo ý kiến của mỗi người mà nhiều điều tôi nghe đến ngạc nhiên và đôi khi không khỏi sửng sốt vì những điều suy diễn của khán giả.
Chẳng hạn như cuốn băng với nhan đề: Tôi là người Việt Nam. Nhằm vinh danh những thành tựu “vẻ vang dân Việt”.
Cuốn băng gặp những phản ứng trái chiều như: Vinh danh người Việt hải ngoại mà không nói gốc gác gia đình, vinh danh một người con của một chiến sĩ mà không dành ít phút để nói về viên đại úy đã chết trận. Gián tiếp đề cao tên Việt cộng nằm vùng Trịnh Công Sơn qua một Việt kiều và qua tiếng hát Khánh Ly. Gián tiếp đề cao những Việt kiều thành công về giúp những chương trình xã hội như giúp người mồ côi, trẻ khuyết tật, v.v... Cái ông võ sĩ mỗi lần thượng đài khi thắng bao giờ cũng không quên quấn thêm lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Có điều chi lẩn khuất? Có điều chi muốn giảm giá trị lá cờ Quốc gia? Nhưng mà hôm nay đâu có phải là lúc thượng đài? Và chẳng nhẽ trong dịp như thế này, ông không được phép mặc bộ áo vét?
Người viết script , phải chăng có toàn quyền hay lệ thuộc vào kỹ thuật cắt xén, sắp xếp của các chuyên viên thu hình, chuyên viên điện ảnh mà từng sự kiện tính toán theo từng giây không phải từng phút?
Chúng ta đi xem để thưởng ngoạn một công trình nghệ thuật, đôi phút giải trí hay là đến để bày tỏ một lập trường chính trị?
Có thể nào để nghệ thuật ở một chỗ ngồi cao thay vì coi nhẹ nó. Có thể nào bỏ một góc nhìn chính trị cho một giây phút thư giãn nghệ thuật và đầy tình người. Có thể nào nhìn cái đại thể, nhìn cái toàn thể của cuốn băng thay vì một tiểu tiểt? Và ai có thể làm một cuốn băng thỏa mãn được mọi người?
Mặc dầu vậy, khi nghe người ta chỉ trích cuốn băng 99, tôi thật sự bối rối. Thiên hạ chửi như tát vào mặt tôi như thể tôi là Nguyễn Ngọc Ngạn hay Tô Văn Lai. Tôi gọi điện thoại cho ông Tô Văn Lai để hỏi về nội dung cuốn băng ấy. Tô Văn Lai đang bận tíu tít cho chương trình sắp tới của anh ta chỉ kịp nói vài câu và nói sẽ gửi băng nhạc sang ngay cho tôi.Tôi nói. Thôi khỏi. Tôi không có thời giờ chờ đợi thêm một tuần và phiền ông ta nữa nên nhờ một người cháu có cuốn băng này cho mượn.
Chiều tối hôm đó, cháu mang ngay một cuốn băng nhạc mới tình với hai DVD “biếu cậu”. Cháu khoe mua có 5 đồng có hộp đàng hoàng, còn nếu mua không có hộp thì rẻ hơn nữa. Nếu cậu chưa có đủ bộ thì mua cho đủ. Cháu cũng nói thêm: cháu cũng mua biếu ông già vợ, vì ông khoái coi Paris By Night.
Rẻ hơn là bao nhiêu, tôi không biết! Những người “khoái” Paris by Night lại là những người giết PBN một cách chính nghĩa.
Và bao giờ đến lượt tôi đi mua cho đủ bộ?
Cũng phải nhìn nhận là những người than phiền về cuốn Paris By Night 99, nhiều người phát biểu một cách chân tình và tỏ vẻ buồn và thất vọng vì thấy Paris By Night đã “đổi chiều”. Không thể không tôn trọng những ý kiến của các khán giả ấy.
Họ cảm thấy Paris By Nioght đã phản bội lại người đã hâm mộ Paris By Night. Họ yêu cầu “xin hãy dừng lại”. Có người còn quả quyết là PBN đã được bán cho chủ mới trong đó có cả thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là khách mua trong đó.
Có người nặng nề cho rằng “Ai còn tin được mồm mép của Nguyễn Ngọc Ngạn và con gái lộn chồng của Nguyễn Cao Kỳ cục”.
Và nghĩ xa đến hằng 300 trăm ngàn trí thức Việt Nam đã thành công ở hải ngoại? Số phận họ sẽ ra sao nếu chẳng may còn kẹt lại trong nước?
Những yếu tố tích cực của cuốn băng mà tôi nhận thấy nhiều khán giả ngồi xem ở dưới đã cảm động không cầm được nước mắt, phải chăng đó là những điều còn đọng lại nơi cuốn băng này?
Tôi phải nhắc lại một lần nữa, phải chăng khi đề cao và vinh danh người Việt hải ngoại là một cách gián tiếp tát vào mặt chính quyền cộng sản hiện nay? Có cách nào bày tỏ sự chống đối chính quyền cộng sản cao hơn nữa không?
Trong khi ở nơi này, chúng ta hãnh diện là người Việt Nam thì Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt khi đi ra nước ngoài cảm thấy tủi nhục khi mang thông hành là người Việt Nam?
Phải chăng có hai loại người Việt Nam, một loại người Việt Nam mà ta có quyền được hãnh diện và một loại người Việt Nam mà ta cảm thấy tủi nhục?
_________________
Và từ nơi đó, tôi nghĩ về người Việt mình, nghĩ về thế hệ mình, về thế hệ tương lai con cháu mình. Câu hỏi thường ám ảnh tôi là thế hệ tôi sẽ để lại gì cho thế hệ mai sau? Và ai có thể tác động trên thế hệ ấy?
Tôi không dễ tin tưởng rằng những bài viết của mình sẽ để lại cho thế hệ kế tiếp.
Bản thân tôi viết cũng nhiều, nhưng hai cậu con trai không hề quan tâm đến việc bố làm, nói chi đến đọc.
Người trẻ đã vậy còn người lớn tuổi thì sao?
Văn hóa người Việt hải ngoại không thiếu chi cả. Báo chí đủ loại, có thừa đến không ai thèm đọc? Mỗi chiều chủ nhật, tôi thường đến chỗ bạn bè tụp họp, ăn nhậu. Mỗi tháng có tờ báo địa phương đều có bài của tôi viết. Tờ báo bán 4 đồng, nhưng hầu như chẳng ai thèm mua. Chúng tôi viết dở hay đầu óc thiên hạ cùn?
Ra sách thì như đi ăn xin.
Rồi hệ thống truyền thanh, truyền hình, hệ thống báo chợ? Cạnh đó là Paris By Night?
Nếu cứ lấy bản thân mình ra mà mổ xẻ thì hình như tôi không đọc báo, không đọc sách truyện, nhất là không đọc thơ. Cùng lắm, tôi đọc các hồi ký có tên tuổi và sách khảo luận. Thì giờ còn lại đọc tài liệu, cơ man nào mà kể cho xiết.
Thế còn Paris By Night thì sao? Tôi chưa hề mua một cuốn nào dù là băng gốc hay băng lậu. Tôi cũng có được một số mỗi lần gặp ông Tô Văn Lai. Xem cũng thích, có thì xem, nhưng bảo mua thì không.
Đến hai đứa con trai tôi thì đứa lớn không xem. Nhưng con dâu tôi chắc kế thừa truyền thống gia đình, lúc còn con gái. Nó xem đủ không thiếu. Nó cũng bàn tán “Mao Tôn Cương” bán cho người này, người kia. Và chắc hẳn hai cháu nội của tôi cũng xem, mặc dầu tuổi các cháu còn nhỏ.
Cậu con trai thứ hai, khác anh nó, thích Paris By Night, thích các ca sĩ trẻ như Như Quỳnh chẳng hạn. Cái thích của nó đến lạ. Nó thích cái bài Đừng nghe những gì con gái nói. Không biết bài này có trong Paris By Night hay không?
Nhưng điều chắc chắn là nó chẳng cần biết Nguyễn Ngọc Ngạn hay Kỳ Duyên nói gì, một phần vì nó không hiểu, một phần nó chỉ để ý đến ca sĩ hát . Có lẽ nó phải “chịu đựng những giây phút trống rỗng” vì Nguyễn Ngọc Ngạn và Kỳ Duyên nói lăng ba vi bộ.
Và điều chắc chắn giới trẻ không quan tâm đến góc cạnh chính trị.
Nhưng khi đặt bút viết bài này, hơn ai hết, tôi nhận thức được rằng viết về chính trị trong cộng đồng người Việt hải ngoại đôi lúc là những cấm kỵ bất thành văn gay gắt hơn cả viết về những vấn đề liên quan đến tôn giáo. Nó có những cấm kỵ trở thành biểu tượng, một thứ taboo không ai được đụng tới. Và nó dễ đưa chúng ta vào tình thế của sự cực đoan và đối đầu.
Vì thế, viết về Paris By Night, một đối tượng cho sự phê phán và khen chê, phải chăng cũng tự mình bước trên những bãi mìn không định hướng?
Nhưng không thể không nói, không thể không viết. Không viết bây giờ thì bao giờ viết? Dầu gì thì chúng ta đều phải nhìn nhận một cách khách quan là PBN đã xâm nhập vào hằng vài trăm ngàn gia đình người Việt hải ngoại và hàng triệu gia đình bên Việt Nam.
Trước hết đó là một sinh hoạt văn hóa giải trí cho mọi gia đình. Nó còn là nguồn cội tìm về bản sắc dân tộc, con người Việt Nam. Như trong cuốn 99 PBN muốn xiển đương tính chất: Tôi là người Việt Nam, PBN đi tìm về cái “căn cước” người Việt, tự hào về người Việt.
[image][/image]
Trong cái tinh thần ấy mà tôi viết bài này.
Những bước khởi đầu của Paris By Night
Paris By Night chỉ là bước đầu khởi điểm cho một giai đoạn làm nghệ thuật trình diễn kéo dài 27 năm với 99 cuốn băng DVD Thúy Nga Paris By Night.
Ông Tô Văn Lai vốn là một giáo sư triết mà cái nghề ấy xem ra “trái cựa” với cái vai trò ông đang làm hiện nay, ông bầu của Paris By Night. Điều gì đã biến ông giáo sư Triết trên bục giảng một ngày nào đó trở thành một ông bầu trình diễn nghệ thuật có tầm cỡ như hiện nay?
Tôi nghĩ đến cơ hội cộng với tài năng và tham vọng cá nhân của ông. Không có tham vọng đôi khi chẳng làm nên chuyện gì đáng giá dù tài năng không thiếu.
Có nhiều người chỉ trích ông chỉ là một kẻ sang bán băng lậu được gọi là “cassette” trước 1975.
Sự chỉ trích ấy không hẳn là sai, nhưng cần phải đặt vào thời điểm của nó thì mới công bằng. Tôi lại nghĩ rằng cái quá khứ tầm thường buôn bán lẻ sống qua ngày ấy phải là điều hãnh diện riêng cho cá nhân ông Tô Văn Lai hơn là điều bị đem ra bôi nhọ. Có một sự khác biệt hoàn cảnh và môi trường cũng như thời gian của Sài Gòn của những năm trước 1975 và Little Sài Gòn hiện nay.
Bán băng cassette xưa và sang băng lậu hiện nay là hai chuyện khác nhau về mọi mặt.
Trong một vài bữa ăn tụ họp, ông Tô Văn Lai có nói về những kỷ niệm của những năm tháng ấy với sự ngầm chứa sự hãnh diện và cơ may đến với ông.
Sau 1975, ông “tan tác” như mọi người. Vô nghề nghiệp một cách bất đắc dĩ vì môn Triết bị loại sổ ra khỏi ngành giáo dục. Ông là một thứ người tiêu biểu cho xã hội “bên lề”, lang thang ngoài chợ Trời buôn bán băng nhạc. Nhất là loại nhạc ngụy.
Ở cái thời đó, cái gì ngụy là cái bị cấm đoán, nhưng thường lại là cái có giá nhất. Sản phẩm “Ngụy” càng bị trù dập càng có giá, phải đi tìm mới có.
Điều này nó khẳng định rằng văn hóa ngụy là sản phẩm tinh thần, là cái hồn, là tinh hoa của miền Nam. Vì thế trách nhau làm gì những chuyện buôn đi bán lại sách cũ miền Nam, băng nhạc miền Nam. Chuyện của thời thể đun đẩy bất đắc dĩ mà làm, mà sống qua ngày.
Và đã có lần tôi viết chính những ông thày giáo “mất dạy” sau 1975 là những người giữ cho “cái hồn và văn học miền Nam tồn tại và sống mãi.” Họ trở thành những lái buôn sách, biết sách nào hay, sách nào là sách quý, biết ai là kẻ sành điệu, yêu sách, quý sách, biết giữ sách nào?
Tôi không là lái buôn sách, nhưng cũng biết mua những sách được coi là quý trước 1975. Chẳng hạn tôi đã tìm mua được cuốn Quốc Triều Hương khoa lục của cụ Cao Xuân Dục nhờ đó tôi viết bài Một góc nhìn mới về thi cử ở nước ta. Dĩ nhiên, muốn viết được bài này, tôi không thể thiếu bộ Lịch triều hiến chương loại chí của cụ Phan Huy Chú, đặc biệt phần Khoa mục chí.
Tôi có thể nói như thế này, người nào tự nhận là “rành” văn hóa Việt Nam mà chưa đọc bộ sách quý này thì hãy khoan nói gì đã.
Sách Lịch triều hiến chương loại chí đã được xuất bản lại nên giá rẻ. Mua ba bộ LTHCLC gồm nhiều tập chưa bằng giá mua một cuốn QTHKL của Cao Xuân Dục.
Chỉ có mình Tô Văn Lai thay vì là “lái buôn” sách, ông trở thành người lái buôn băng nhạc.
Hãy hãnh diện về điều này đi.
Ông chỉ có cái “hơn” các đồng nghiệp khác là vốn xuất thân trường Pháp. Vốn trí thức xem ra có vẻ vô dụng thời buổi ấy lúc gặp thời nó trở thành cơ hội may giúp ông thoát thân.
Trong cái đám người đi thăm thú chợ Trời ấy, ông may mắn gặp một nhân viên cao cấp tòa đại sứ Pháp, hình như một lãnh sự thì phải, tôi quên mất tên. Hai người xem ra ở hai thế giới khác nhau, chỉ có một điểm chung là họ có thể xì xồ tiếng Tây như Tây thứ thiệt một cách thoải mái. Từ chỗ đồng cảm ấy, họ trở thành bạn và cái ông Tây ấy trước khi cuốn gói bị trục xuất về nước đã giúp ông Tô Văn Lai một điều mà không ai khác có thể làm được. Ông nhận mang về Pháp những thùng băng gốc “thứ thiệt" thứ đồ “quốc cấm” còn sót lại của Sài Gòn 20 năm miền Nam trên thông hành ngoại giao chính thức của tòa Đại sứ Pháp.
Những thùng băng nhạc ấy có tên Phạm Duy, Từ Công Phụng (ông đang yếu nặng), Trịnh Công Sơn. Có những tên tuổi quen thuộc, nổi tiếng một thời như Khánh Ly, không thiếu được Thái Thanh... rồi hằng trăm tên tuổi khác đã ngang nhiên qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất trực chỉ Paris.
Ông Tô Văn Lai sang được Pháp đã dùng mấy cái thùng băng nhạc gốc ấy làm kế sinh nhai phụ thêm vào nghề bán xăng dầu. Một cửa tiệm bán băng nhạc ở quận 13 Paris ra đời giúp ông làm kế sinh nhai.
Không có ông, băng gốc làm sao ra Hải ngoại bằng con đường ngoại giao?
Và dù ông làm cái nghề gì đi nữa. Canh cánh bên lòng vẫn là giấc mơ phổ biến nghệ thuật. Và dù có cơ may đi nữa nó vẫn còn do cái tham vọng, cái máu muốn phát huy nghệ thuật vốn có sẵn trong máu của ông. Ông liên lạc được với những nhà đạo diễn phim ảnh Pháp giúp ông trong bước đầu. Đặc biệt Jean Pierre Barrie, tổng giám đốc đài truyền hình Pháp Euromedia. Ông biết gì về phim ảnh, về dàn dựng phông, về diễn xuất, về phim trường, về kỹ thuật âm thanh, ánh sáng?
Và thế là ông bắt đầu bằng những băng nhạc cải lương thu hình tại Pháp. Băng Thúy Nga thực sự bắt đầu từ năm 1983 với những chủ đề như: Giã biệt Sài Gòn, Giọt nước mắt cho Việt Nam, nhất là cuốn băng, Nước Non nghìn dặm ra đi.
Phải nhìn nhận những cuốn băng này còn mang nặng dấu ấn chính trị. Nó phản ánh cái tâm trạng người việt Hải ngoại vừa mới rời xa Sài Gòn mà niềm nhớ chưa quên... Nhưng rồi với thời gian, nó phải thay đổi chứ.
Gam độ chính trị bớt dần, thông thoáng hơn, nhẹ nhàng hơn.
Sự cân bằng giữa nghệ thuật, chính trị và nhu cầu thương mại là điều có thật, không thể tránh được. Có cái mẫu thức nào bắt một người làm thương mại phải làm chính trị theo ý mình, theo sát góc độ nhìn của chính mình? Trong làng báo, quy luật ấy nào có khác chi? Ở những giai đoạn đầu của thập niên 1975, có thể gọi đó là thời kỳ văn học của người di tản buồn.
Tất cả những người cầm bút đều viết viết với tư cách người di tản. Nhân danh người di tản mà viết. Phần người đọc cũng đọc với tư cách người di tản mà mẫu số chung của cả người viết và người đọc là một hoài niệm về quá khứ.
Mà điển hình là các tờ Lửa Việt, Người Việt Tự Do, tờ Bút Lửa, tờ Hoài Hương, tờ Hồn Việt Nam, tờ Thức Tỉnh, tờ Nhân Văn, tờ Quan Điểm, v.v…
Ở giai đoạn ấy, nhiều tờ báo còn chưa có tờ bìa mà người ta gọi đùa là báo ở truồng. Xin lỗi, báo ở trần. Cái thời ấy, một lúc nào sẽ phải bị vượt qua, phải thay đổi theo cái tâm trạng con người, theo cái nhịp của cuộc sống, theo sự ổn định và theo cái sự ăn nên làm ra.
Chán ra rồi sau đó mới có Văn Học, Hợp Lưu, mới có Văn và Thế kỷ 21...
Những tập san đó phản ánh cái hiện thực xã hôi, trào lưu tư tưởng bước tiến của tâm tư con người. Và nó thể hiện đúng cái câu: không bao giờ chúng ta trung thành hơn chính lúc chúng ta thay đổi.
Thay đổi là bước tiến của con người và bước tiến của xã hôi và cao rộng hơn bước tiến của nhân loại. Những điều ta suy nghĩ hôm nay, những niềm xác tín ta ấp ủ sẽ trở thành lực cản trong tương lai!! Hãy tin tôi đi.
Làng báo đã thay đổi. Những tiếng than nhức nhối trong thơ Lê Tất Điều đến lúc ngưng lại. PBN cũng đã thay đổi. Cái nguyên do sâu xa chia cách là một số đông các khán thính giả thế hệ X1 vẫn thế. Họ vẫn là họ. Và càng lớn tuổi, họ càng là họ hơn bao giờ hết.
Phần đông vẫn giữ cái tâm trạng người di tản buồn với tất cả những thành tố làm nên nó. Trong khi PBN do sự cọ sát với thực tế và do sự bắt mạch được nhu cầu độc giả thế hệ X2, họ nới bỏ dần các ca sĩ, nhạc sĩ hạng A như Khánh Ly, Thái Thanh, Pham Duy để xen kẽ những ca sĩ, nhạc sĩ hạng B, hạng bình dân.
Nhận xét ở trên khá quan trọng. Nó có thể cắt nghĩa được nhiều chuyện. Và là nguyên do những xung khắc, những tranh cãi lớn nhỏ trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Thành phần chống đối PBN có thể phần đông là người của thế hệ X1 còn đóng kín, cảm thấy PBN đã “phản bội”, đã “trở cờ”, không còn như trước nữa.
Cái “không còn như trước nữa”, căn cứ vào mộ số sự kiện có cơ sở bị khoác những mầu sắc chính trị rất bất lợi cho Paris By Night.
Cái thiệt hại tinh thần này thật khó mà hòa giải cũng như cứu gỡ được.
Rượu gọi rượu, cái rủi tiếp nối cái rủi khác. Cái xui tiếp cho ông Tô Văn Lai là lúc ấy các phim bộ Hồng Kông, Đại Hàn tràn ngập thị trường đã giết chết cải lương ngay tại hải ngoại này.
Việc nó giết trước tiên là Tô Văn Lai. Út Trà Ôn hay Thành Được hay gì gì đi nữa làm sao so bì được với Bao Công xử án?
Cái xui tận mạng ấy đã giúp ông Tô Văn Lai làm một bước nhảy vô cùng quan trọng liên quan đến sự nghiệp của ông sau này là phải từ bỏ đất Pháp, bỏ cái “Paris By Night ánh sáng” huyền thoại để sang Mỹ lập nghiệp.
Giấc mộng lớn, giấc mộng con có cơ thành tựu.
Talk Show do sự khuyến cáo của Jean Pierre Barrie có cơ hội hiện thực ... Mới đầu thành phần các MC như một cuộc tuyển lựa với những Jo Marcel, Trần Văn Trạch, Việt Thảo, La Thoại Tân, Ngọc Phu, Kim Anh, Trần Quốc Bảo, Hương Lan và tiếp nối với Khánh Ly, Đỗ Văn, Lê Văn, v.v...
Tuyền những khuôn mặt quen thuộc trong giới làm văn nghệ. Họ khởi sắc trong lãnh vực của họ. Nhưng MC là bộ môn mới mẻ mà đến một Trần Văn Trạch cũng không xong thì đến lạ. Chọc cười thiên hạ thường độc diễn một mình với bài ca nổi tiếng một thời, “…Sổ số mau lên, sổ số gần đến”, vào mỗi chiều thứ ba. Ngoại trừ Trần Văn Trạch. Không ai hát được như thế, nhất là lúc ông ngân, Sổ số gần đến... kéo dài, kéo dài,... Chịu hết nổi. Nổi da gà.
Họ đến một lần như “thử lửa” rồi đi luôn không quay trở lại.
Tất cả đều rút lui, nhường bước cho một Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Mà hai người này thì biết gì hơn những người vừa kể? Tôi tìm ra lời giải đáp. Họ là sản phẩm của một produit chimique sủi bọt kể từ Paris By Night số 17, 1992.
Điều gì làm cho cái cặp này thành công và tồn tại từ đó đến nay? Nếu không phải là sự khác biệt, sự trái cựa và dị biệt về con người, về tính nết, tuổi tác thế hệ, về có vẻ chịu chơi và cù lần, về bề ngoài thể chất, sự nghiêm chỉnh và không nghiêm chỉnh. Nhất là sự vô duyên và quê quê, sự trẻ tuổi và sự lụ khụ, cù lần.
Tất cả các thành tố dị biệt đó cộng lại, pha trộn đối đầu thành cái buồn cười như sự pha trộn hai chất hữu cơ sinh ra sủi bọt…
Đến nỗi thay thế một người khác vào là hỏng.
Với hai người này, ít lắm họ đã nâng vai trò MC lên một bực. Nó không phải là câu chuyện “trám chỗ” nữa.
Phần ông Tô Văn Lai, ông cho biết yếu tố quyết định thành công của Paris By Night là yếu tố kỹ thuật. PBN đã không ngại tốn kém tận dụng những kỹ thuật tân tiến của nền điện ảnh Hoa Kỳ. Xử dụng những vũ công chuyên nghiệp, đạo diễn sân khấu tài ba, âm thanh, ánh sáng hiện đại.
Ông đã tiết lộ cho biết rất nhiều về những tốn kém cho mỗi cuốn băng, về những chi phí dám làm, về những chi tiết kỹ thuật, nhưng chung cuộc là cách ông dám bỏ tiền ra, nhiều khi chỉ trong vài phút, tốn kém cả vài chục ngàn.
Có thể nói ông Tô Văn Lai bằng một định nghĩa cụ thể: người dám bỏ tiền cho một cái đầu óc sáng tạo không thiếu.
Nói thì dễ. Chỉ như một cái chớp mắt. Nhưng giả dụ đặt tình huống của ông A, ông X vào chỗ của ông Tô Văn Lai, ông A, ông X có dám làm như vậy không?
Nếu chỉ nói về một cái tên thì bắt buộc người ta phải nghĩ Paris By Night là một cái Show, một cái phòng trà, một nơi giải trí trong đó nội dung hay chủ đề đều được diễn ra tại Paris hằng đêm với âm nhạc, ánh sáng với các biểu diễn về ca múa như biểu tượng của “kinh đô ánh sáng”.
Nhưng thật ra, 99 cuốn băng hay đĩa DVD của Trung Tâm Thúy Nga do ông Tô Văn Lai, người chủ của các chương trình ấy đã có mấy cuốn dành cho Paris về đêm? Thế cho nên cái tên ấy chỉ giúp gợi nhớ một thời kỷ niệm về gốc gác của chủ nhân bắt đầu sự nghiệp khiêm tốn như một tiểu thương đầy tham vọng từ những năm đầu ở tại thành phố Paris.
Bước chân đầu đời khởi công xây dựng một sự nghiệp ấy hầu hết những người Việt thành công đều đã trải qua. Nay cái tên ấy đã có một nhân cách, một tên tuổi, một địa vị.
Và nhất là một chỗ đứng trong lòng người Việt Hải ngoại.
Có một gia đình nào chưa một lần xem Paris By Night không? Có bao nhiêu triệu người trong nước đã xem Paris By Night và đã có ai tìm hiểu xem, nó ảnh hưởng trên cách nhìn, cách thưởng ngoạn và nhất là một điều quan trọng là thái độ chính trị của họ đối với chính quyền đương đại ra sao?
Nó là thứ tuyên truyền mà như thể không tuyên truyền. Chẳng hạn trong cuốn DVD 99 nói về sự thành công của người Việt hải ngoại đương nhiên tác động đến người trong nước không nhỏ và làm cho cha mẹ trong nước có dịp so sánh số phận con em họ với số phận con em của những người gia đình ở nước ngoài.
Lúc ấy người Việt hải ngoại sẽ là mẫu mực, là tiêu chuẩn, là giấc mơ của người trong nước mong muốn cho con cái mình cũng được như vậy.
Phải nói đến một giấc mơ hải ngoại. Phải chăng đó là điều đáng nói nhất?
Mơ học thành tài, mơ giàu có và mơ đủ thứ.
Mơ được như người Việt hải ngoại.
[image][/image]
PBN đã đưa người đọc trong nước vào những giấc mơ kể như thần thoại ấy thay vì mơ Thiên đường XHCN. Và trẻ con đêm nằm ngủ sẽ không còn dại dột mơ gặp Bác Hồ nữa.
Đề cao những thành tựu của người hải ngoại là gián tiếp miệt thị chế độ ấy.
Không cần chống cộng trực tiếp mà kể như chống cộng sản hữu hiệu và được sự tán đồng của mọi người. Chúng ta còn đòi hỏi điều gì hơn thế nữa?
Sức mạnh truyền thông trong trường hợp này là Incontestable.
Và vì thế, tôi viết bài này chẳng phải chỉ vì cái “sản phẩm hóa học “ trái cựa cù lần và vô duyên giữa Kỳ Duyên và Nguyễn Ngọc Ngạn tạo ra một chất hữu cơ có thể sủi bọt làm cho thiên hạ cười được.
Nghĩ đến PBN, cần một suy nghĩ đảo ngược, nghĩ đến vai trò quan trọng của nó đối với người trong nước nhiều hơn hải ngoại. Khi làm PBN, họ chỉ nghĩ trước tiên đến đám khán thính giả ngoài nước và phản ứng của họ.
Điều đó rất đúng, vì người Việt hải ngoại nuôi sống Paris By Night.
Nhưng cũng cần nghĩ tới con số 80 triệu người và nghĩ tới phản ứng cũng như nhu cầu của 80 triệu người ấy - Và có thể tạm quên nghĩ đến lợi nhuận.
Biết rằng người trong nước không đủ tiền để bỏ ra 20 đồng, 25 đồng cho một cuốn băng Paris By Night. Việc xem băng lậu trong nước là điều thực tế phải chấp nhận.
Với tư cách người cầm bút, tôi luôn luôn sung sướng và tự hào khi có nhiều người trong nước nay có phương tiện đọc bài mình, đọc Web mình đang cộng tác. Chúng tôi thường thăm dò số độc giả trong nước từ 10% lên đến 20%, chúng tôi hãnh diện.
Sở dĩ chúng tôi có quyền mong muốn như thế vì có sự phân biệt rõ ràng hai đối tượng trong nước. Đối tượng là chính quyền cộng sản mà chúng tôi đả phá và phê phán và đốt tượng người dân mà chúng tôi muốn bày tỏ và thuyết phục họ.
Có nghĩa là người cầm bút coi người dân chỉ là nạn nhân của chế độ đương quyền mà thôi.
Không có một thăm dò chính thức, nhưng những băng Paris By Night đã ảnh hưởng ở mức độ vượt xa những cơ quan tuyên truyền của nhà nước?
Chúng ta cần suy nghĩ rất kỹ về điều này và đừng chỉ đứng ở góc độ người Việt HảI Ngoại với cái tâm thức và khung định kiến sẵn để đòi hỏi theo đúng tiêu chí của mình.
Chẳng hạn, có nhiều dư luận phản ánh một cách chắc nịch rằng Paris By Night đã bị trong nước “mua rồi”. Chỉ không ai tự hỏi xem nó mua để làm gì chứ? Mua để rôi tiếp tục phải nghe nhức đầu nhức tai những chủ đề: Chúng ta đi mang theo quê hương hay Giọt nước mắt cho Việt Nam.
Theo tôi, nếu quả thực họ muốn mua đi nữa, thì mục đích mua là để dẹp tiệm Thúy Nga, dẹp một cơ quan tuyên truyền bất lợi cho họ.
Thực tế, ai nuôi mình thì mình phục vụ người ấy. PBN không thể phản bội lại cộng đồng người Việt hải ngoại.
Tôi tin chắc như thế. Khi được tin vé bán chạy cho cuốn PBN 100, ông Tô Văn Lai tin rằng khán thính giả không bỏ mình. Ông nói với một sự xúc động khác thường.
Và nếu quả thực diễn tiến xảy ra đúng như trên thì những phê phán Thúy Nga hiện nay cần suy xét lại.
Phải nói chung chung là xem Paris By Night là để sống lại với rất nhiều kỷ niệm của một số người. Kỷ niệm về một bài hát thân thương, về một tên tuổi, về một nhà văn, về một nhà thơ, về một nhạc sĩ Về môt câu ca dao, một câu hò, một cảnh trí sinh hoạt đồng quê, nhất là cảnh quân đội Việt Nam cộng hòa, các cuộc hành quân hào hùng, những cảnh thương đau máu lửa, tiếng nhạc oai hùng, hinh ảnh người phụ nữ nhất là các bà mẹ quê, rồi cảnh sinh hoạt làm ăn, ngày lễ hội, cảnh sông nước miền Nam thân yêu.
Có khi chỉ cần một chi tiết rất nhỏ đủ làm cho lòng người rung động.
Kỷ niệm là cái gì đắt giá trong những cuốn băng này.
Người đi nghe PBN đồng thời là đi mua lại kỷ niệm, đi tìm lại bản thân mình, cuộc sống của mình.
Có rất nhiều cận cảnh cho thấy những giọt nước mắt của khán thính giả. Cười cũng có mà khóc cũng không thiếu.
Mỗi một cuốn băng là muôn vàn kỷ niệm quay về và cảm thông và xúc động khi nhìn lại những khung cảnh ấy.
Tôi cảm thấy không tiện để mang ra đây như kể công về những công việc có tính vừa chuyên môn, vừa nghệ thuật, vừa có tham vọng đạt tính kỹ thuật cao, vừa mong trội vượt, vừa thương mại ấy của Paris By Night.
Lắm lúc tôi có cảm tưởng những điều người khác không làm được, PBN dám làm trở thành nỗi đắng cay và thù hận cho chính họ?
Chẳng hạn cái công sưu tầm tài liệu vô số kể không đếm được trong mỗi phút của một bài hát, ở trong từng bài hát một, trong mỗi chủ đề kể đến hằng trăm tài liệu bằng hình ảnh là quý giá lắm.
Chỉ một bài hát đã có liên tiếp nhiều hình ảnh sưu tập hỗ trợ. Có khi lướt qua trong tích tắc, trong vài giây.
Phải là những người có lòng với nghệ thuật, mới bỏ công sức ra sưu tầm tài liệu như vậy.
Chẳng hạn, bản thân tôi đã viết về cái chết của Trung tá cảnh sát Long đã đứng trước tượng Thủy Quân lục chiến, trước tòa nhà Quốc Hội rồi rút súng tự Sát. Ông đã nằm chết ngay dưới chân pho tượng những ngày đầu giải phóng.
Và trong bài viết của tôi Đi tìm Thời gian đã mất. Tôi đã viết như thế này:
“Đó là cái chết bằng ngàn lời ca, bằng vạn tiếng nói.
Và kẻ chết cuối cùng vẫn là kẻ có lý. Và tự sát bao giờ cũng vẫn được hiểu là một sự hy sinh cuối cùng (ultimate sacrifice) đáng được tôn trọng.
Không có cái chết vô ích mà chỉ có cái sống vô ích.”
Nhưng làm sao tôi có được hình ảnh sống động của Trung tá Long nằm trong tư thế chuẩn bị của một người ra đi với chiếc mũ két cảnh sát để trước ngực, hai chân duỗi thẳng nghiêm chỉnh?
Hay là đã có lần tôi viết về cái tên đang ngồi xử án người thanh niên Trần Văn Bá cũng là cái tên bị quy án tử hình thời đệ nhất công hòa và được các tướng lãnh sau 1963 thả ra để rồi sau này y ngồi xử án Trần Văn Bá. Cái phiên tòa xử án người quốc gia anh hùng và trớ trêu ấy được Paris By Night trình chiếu lại và đã có bao nhiêu khán giả thấy hết được giá trị một vài phút phim lịch sử quý giá ấy?
Những hình ảnh ấy mới giá trị bằng ngàn lời ca, bằng vạn tiếng nói.
Có quá nhiều điều để nói. Có quá nhiều điều để phê phán theo ý kiến của mỗi người mà nhiều điều tôi nghe đến ngạc nhiên và đôi khi không khỏi sửng sốt vì những điều suy diễn của khán giả.
Chẳng hạn như cuốn băng với nhan đề: Tôi là người Việt Nam. Nhằm vinh danh những thành tựu “vẻ vang dân Việt”.
Cuốn băng gặp những phản ứng trái chiều như: Vinh danh người Việt hải ngoại mà không nói gốc gác gia đình, vinh danh một người con của một chiến sĩ mà không dành ít phút để nói về viên đại úy đã chết trận. Gián tiếp đề cao tên Việt cộng nằm vùng Trịnh Công Sơn qua một Việt kiều và qua tiếng hát Khánh Ly. Gián tiếp đề cao những Việt kiều thành công về giúp những chương trình xã hội như giúp người mồ côi, trẻ khuyết tật, v.v... Cái ông võ sĩ mỗi lần thượng đài khi thắng bao giờ cũng không quên quấn thêm lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Có điều chi lẩn khuất? Có điều chi muốn giảm giá trị lá cờ Quốc gia? Nhưng mà hôm nay đâu có phải là lúc thượng đài? Và chẳng nhẽ trong dịp như thế này, ông không được phép mặc bộ áo vét?
Người viết script , phải chăng có toàn quyền hay lệ thuộc vào kỹ thuật cắt xén, sắp xếp của các chuyên viên thu hình, chuyên viên điện ảnh mà từng sự kiện tính toán theo từng giây không phải từng phút?
Chúng ta đi xem để thưởng ngoạn một công trình nghệ thuật, đôi phút giải trí hay là đến để bày tỏ một lập trường chính trị?
Có thể nào để nghệ thuật ở một chỗ ngồi cao thay vì coi nhẹ nó. Có thể nào bỏ một góc nhìn chính trị cho một giây phút thư giãn nghệ thuật và đầy tình người. Có thể nào nhìn cái đại thể, nhìn cái toàn thể của cuốn băng thay vì một tiểu tiểt? Và ai có thể làm một cuốn băng thỏa mãn được mọi người?
Mặc dầu vậy, khi nghe người ta chỉ trích cuốn băng 99, tôi thật sự bối rối. Thiên hạ chửi như tát vào mặt tôi như thể tôi là Nguyễn Ngọc Ngạn hay Tô Văn Lai. Tôi gọi điện thoại cho ông Tô Văn Lai để hỏi về nội dung cuốn băng ấy. Tô Văn Lai đang bận tíu tít cho chương trình sắp tới của anh ta chỉ kịp nói vài câu và nói sẽ gửi băng nhạc sang ngay cho tôi.Tôi nói. Thôi khỏi. Tôi không có thời giờ chờ đợi thêm một tuần và phiền ông ta nữa nên nhờ một người cháu có cuốn băng này cho mượn.
Chiều tối hôm đó, cháu mang ngay một cuốn băng nhạc mới tình với hai DVD “biếu cậu”. Cháu khoe mua có 5 đồng có hộp đàng hoàng, còn nếu mua không có hộp thì rẻ hơn nữa. Nếu cậu chưa có đủ bộ thì mua cho đủ. Cháu cũng nói thêm: cháu cũng mua biếu ông già vợ, vì ông khoái coi Paris By Night.
Rẻ hơn là bao nhiêu, tôi không biết! Những người “khoái” Paris by Night lại là những người giết PBN một cách chính nghĩa.
Và bao giờ đến lượt tôi đi mua cho đủ bộ?
Cũng phải nhìn nhận là những người than phiền về cuốn Paris By Night 99, nhiều người phát biểu một cách chân tình và tỏ vẻ buồn và thất vọng vì thấy Paris By Night đã “đổi chiều”. Không thể không tôn trọng những ý kiến của các khán giả ấy.
Họ cảm thấy Paris By Nioght đã phản bội lại người đã hâm mộ Paris By Night. Họ yêu cầu “xin hãy dừng lại”. Có người còn quả quyết là PBN đã được bán cho chủ mới trong đó có cả thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là khách mua trong đó.
Có người nặng nề cho rằng “Ai còn tin được mồm mép của Nguyễn Ngọc Ngạn và con gái lộn chồng của Nguyễn Cao Kỳ cục”.
Và nghĩ xa đến hằng 300 trăm ngàn trí thức Việt Nam đã thành công ở hải ngoại? Số phận họ sẽ ra sao nếu chẳng may còn kẹt lại trong nước?
Những yếu tố tích cực của cuốn băng mà tôi nhận thấy nhiều khán giả ngồi xem ở dưới đã cảm động không cầm được nước mắt, phải chăng đó là những điều còn đọng lại nơi cuốn băng này?
Tôi phải nhắc lại một lần nữa, phải chăng khi đề cao và vinh danh người Việt hải ngoại là một cách gián tiếp tát vào mặt chính quyền cộng sản hiện nay? Có cách nào bày tỏ sự chống đối chính quyền cộng sản cao hơn nữa không?
Trong khi ở nơi này, chúng ta hãnh diện là người Việt Nam thì Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt khi đi ra nước ngoài cảm thấy tủi nhục khi mang thông hành là người Việt Nam?
Phải chăng có hai loại người Việt Nam, một loại người Việt Nam mà ta có quyền được hãnh diện và một loại người Việt Nam mà ta cảm thấy tủi nhục?
_________________
No comments:
Post a Comment